LUYỆN TẬP ĐÚNG CÁCH – TIM KHỎE SỐNG VUI
Admin 13/07/2021 - 18:18:53
1.1. Kiểm soát huyết ápTập thể dục giúp ta có một trái tim khỏe, bơm được nhiều máu hơn qua mỗi nhát bóp. Điều này giúp giảm áp lực cho tim cũng như các động mạch xung quanh và giúp:1• Kiểm soát huyết áp với người bị tăng huyết áp• Dự phòng tăng huyết áp trong tương lai

1.2. Cải thiện tuần hoàn vành – hệ mạch máu nuôi timTập thể dục thường xuyên giúp trái tim khỏe mạnh, cải thiện tuần hoàn vành, tăng sự lưu thông máu đến các mạch máu nhỏ đi nuôi từng tế bào cơ tim. Sự tăng lưu thông máu tại mạch vành đã được chứng minh giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.11.3. Kiểm soát cholesterol máuTập thể dục cải thiện tình trạng cholesterol máu, cụ thể là tăng HDL (mỡ máu tốt) và giảm LDL (mỡ máu xấu) và Cholesterol.11.4. Dự phòng bệnh lý tim mạch, đái tháo đườngTập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ, loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ); làm chậm tiến triển bệnh đái tháo đường, dự phòng tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2.11.5. Duy trì lối sống lành mạnhTheo Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA), tập thể dục giúp thúc đẩy các thói quen tốt cho tim mạch như ý thức lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát trọng lượng và BMI (chỉ số khối cơ thể), giảm căng thẳng và giữ tinh thần thoải mái, tích cực.1


2.1. Đi bộ nhanh, chạy bộĐi bộ nhanh và chạy bộ thuộc nhóm bài tập aerobic (cardio), là bài tập làm tăng nhịp tim và nhịp thở trong quá trình luyện tập,3,8 giúp cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp, kiểm soát đường huyết và dự phòng đái tháo đường týp 2.3Chế độ đi bộ nhanh được khuyến cáo là ít nhất 150 phút/tuần, tương đương 30 phút/ngày với ít nhất 5 ngày/tuần.3 Chế độ này đã được chứng minh giúp giảm gần 20% nguy cơ bệnh mạch vành.9,10Tốc độ đi bộ nhanh và chạy bộ trong khoảng 5 - 8 km/giờ. Tăng tốc độ có thể mang lại hiệu quả cao hơn,11 nhưng hãy lắng nghe giới hạn của bản thân và tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ tập phù hợp.2.2. YogaTập yoga đốt cháy calo, làm săn chắc cơ thể, là một lựa chọn tuyệt vời cho người đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành, suy tim, rung nhĩ...12-14Nghiên cứu chứng minh: tập yoga giúp giảm 4,7 mmHg huyết áp tâm thu, từ đó dự phòng tiên phát 8% nguy cơ đột quỵ và 5% nguy cơ bệnh mạch vành.15-18 Vai trò dự phòng thứ phát biến cố tim mạch của yoga đã được chứng minh: giảm 50% tổ hợp nguy cơ: tử vong do mọi nguyên nhân, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.15,19

Có nhiều bài tập yoga với chế độ tập và mục đích khác nhau, hãy tìm cho mình người thầy để bắt đầu yoga đúng cách.12,13Lưu ý rằng yoga không đủ để thay thế 150 phút tập luyện với cường độ trung bình được khuyến cáo nên cân nhắc kết hợp yoga với bài tập cardiac khác như chạy bộ, đi bộ nhanh…8,132.3. Các bài tập khác
“Tập luyện thể dục thường xuyên chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe trái tim từ đầu”
TRUNG TÂM Y KHOA QUỐC TẾ LEANCARE
Với thông điệp “Niềm tin đến từ trái tim”, đến với LeanCare, khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác yên tâm ngay từ những bước đầu với chất lượng dịch vụ đến từ Nhật Bản.
Đi cùng đối tác chiến lược Medic Hòa Hảo - Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán có lịch sử lâu đời, sở hữu các trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam, đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất.
Với dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia trình độ cao và lòng nhiệt tâm trong công việc, LeanCare tự tin mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm các gói thăm khám định kỳ và tầm soát sớm bệnh tật cho mọi đối tượng.
Tài liệu tham khảo
- Edward Elmhurst Health. 7 ways your heart benefits from exercise. Accessed date: June 5, 2021. https://www.eehealth.org/blog/2018/05/how-your-heart-benefits-from-exercise.
- Edward Elmhurst Health. 7 lifestyle changes for a healthier heart. Accessed date: June 5, 2021. https://www.eehealth.org/blog/2021/02/lifestyle-changes-healthier-heart.
- Johns Hopkins Medicine. 3 Kinds of Exercise That Boost Heart Health. Accessed date: June 5, 2021. https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/3-kinds-of-exercise-that-boost-heart-health.
- American Heart Association. How much physical activity do you need?. Accessed date: June 5, 2021.https://www.heart.org/en/healthy-living/fitness/fitness-basics/aha-recs-for-physical-activity-infographic.
- American Heart Association. Getting Active to Control High Blood Pressure. Accessed date: June 5, 2021. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/getting-active-to-control-high-blood-pressure.
- 2019 ACC/AHA Guideline on the Primary Prevention of Cardiovascular Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol. 2019.
- Sheri R, et al. Diabetes Care. 2016;39(11):2065-2079.
- Healthline. 10 Aerobic Exercise Examples: How to, Benefits, and More. Accessed date: June 5, 2021. https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/aerobic-exercise-examples#athome-exercises.
- Murtagh EM, et al. Curr Opin Cardiol. 2010;25(5):490-496.
- Zheng H, et al. Eur J Epidemiol. 2009;24:181–92.
- Boone-Heinonen J, et al. Obes Rev. 2009;10(2):204-217.
- WebMD. Yoga. Accessed date: June 11, 2021. https://www.webmd.com/fitness-exercise/a-z/yoga-workouts.
- NHS. A guide to yoga. Accessed date: June 11, 2021. https://www.nhs.uk/live-well/exercise/guide-to-yoga/.
- Haider T, et al. J Evid Based Complementary Altern Med. 2017;22(2):310-316.
- Manchanda SC. Indian Heart J. 2014;66(5):487-489.
- Anderson J.W, et al. Am J Hypertens. 2008;21:310–316.
- Stamler J., et al. Hypertension. 1989;14:570–577.
- Appel L.J. J Am Soc Nephrol. 2003;14:S99–S102.
- Schneider R.H., et al. Circ Cardiovasc Qual Outcomes. 2012;5:750–758.