6 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ (PHẦN 2)
Admin 08/07/2021 - 17:12:32
1.1. Mang thai• Đột quỵ: Nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ mang thai cao gấp 3 lần so với phụ nữ cùng tuổi chưa từng mang thai, với tỷ lệ khoảng 30/100.000 [7]• THA thai kỳ, tiền sản giật: Tiền sản giật làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ sau này ở phụ nữ. WHO ước tính tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc tiền sản giật ở các nước đang phát triển chiếm khoảng 3% - gấp 7 lần so với các nước phát triển [8,9].• ĐTĐ thai kỳ: là tình trạng bệnh ĐTĐ xảy ra khi phụ nữ mang thai. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có tới 3 người mắc ĐTĐ thai kỳ [10]. ĐTĐ thai kỳ có thể làm tăng đến 45% nguy cơ mắc phải các biến cố tim mạch về sau (bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim) [4,11]

1.2. Mãn kinhSuy giảm nồng độ estrogen trong giai đoạn mãn kinh dẫn đến sự gia tăng nguy cơ tim mạch. Ví dụ: Nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần sau 10 năm mãn kinh [12].1.3. Sử dụng thuốc tránh thaiSử dụng thuốc tránh thai có thể làm tăng 2,5 lần nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch nguy hiểm (đột quỵ và nhồi máu cơ tim) [13]. Những phụ nữ mắc kèm THA, ĐTĐ, >35 tuổi và/hoặc có hút thuốc là những người có nguy cơ cao hơn và cần đặc biệt chú ý [6].
• Kiểm tra huyết áp thường xuyên để biết được mức huyết áp nền và phát hiện THA sớm.• Cân bằng cuộc sống, hạn chế căng thẳng (stress).• Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm: không hút thuốc, hạn chế rượu bia; chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít muối, giàu chất xơ; tập thể dục.• Chủ động trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát nguy cơ và kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để tăng cơ hội kiểm soát bệnh từ đầu.

3.1. Định kỳ tầm soát Tăng huyết ápTheo khuyến cáo chẩn đoán và điều trị THA của Hội Tim Mạch học Việt Nam 2018 [17]:• Người lớn (≥18 tuổi) cần được kiểm tra huyết áp mỗi khi khám sức khỏe• Định kỳ tầm soát THA mỗi 1-3 năm• Ở người lớn tuổi (>50 tuổi) cần tầm soát THA thường xuyên vì nguy cơ THA tăng theo tuổi3.2. Định kỳ tầm soát Đái tháo đườngTheo khuyến cáo của Bộ Y tế 2020 nên tầm soát ĐTĐ và tiền ĐTĐ trên đối tượng có nguy cơ [18]:• Người thừa cân/béo phì (BMI ≥23 kg/m2) và có một trong các yếu tố sau:o Người thân đời thứ nhất mắc ĐTĐo Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữao THA (huyết áp ≥140/90 mmHg) hoặc đang điều trị THAo HDL-C <35 mg/dL và/hoặc triglycerid >250 mg/dLo Hội chứng buồng trứng đa nango Ít hoạt động thể lựco Các tình trạng khác liên quan đến đề kháng insulin (như dấu gai đen)• Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm lại ít nhất mỗi 3 năm• Người ≥45 tuổiNếu kết quả xét nghiệm bình thường, việc tầm soát nên được lặp lại ít nhất mỗi 1-3 năm tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ [19].3.3. Định kỳ tầm soát lipid máu:• Nên tầm soát lipid máu ở phụ nữ ≥30 tuổi nếu có nguy cơ tim mạch cao (THA, ĐTĐ, tiền căn gia đình mắc bệnh mạch vành sớm) và ≥45 tuổi nếu không có các yếu tố này [20].• Nên tái đánh giá mỗi 3 năm trên những phụ nữ đang điều trị lipid máu hoặc có nguy cơ tim mạch cao và mỗi 5 năm trên những phụ nữ có mức lipid máu vẫn còn dưới ngưỡng điều trị [21].

3.4. Tầm soát đặc biệt cho phụ nữ mang thai• Tầm soát THA: tất cả thai phụ nên được tầm soát THA thai kỳ và tiền sản giật trong mỗi lần khám thai [20].• Tầm soát ĐTĐ: tất cả thai phụ nên được tầm soát từ tuần lễ thứ 24-28 của thai kỳ [21].
TRUNG TÂM Y KHOA QUỐC TẾ LEANCARE
Với thông điệp “Niềm tin đến từ trái tim”, đến với LeanCare, khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác yên tâm ngay từ những bước đầu với chất lượng dịch vụ đến từ Nhật Bản.
Đi cùng đối tác chiến lược là Medic Lab - Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán uy tín với trang thiết bị hiện đại và chất lượng từ các tập đoàn lớn trên thế giới – giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất.
Với chất lượng dịch vụ, kỹ năng chuyên môn và tâm huyết với nghề, LeanCare tự tin mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm các gói thăm khám định kỳ và tầm soát sớm bệnh tật cho mọi đối tượng.
Tài liệu tham khảo
- National Health Service. Cardiovascular disease. Accessed date: April 30, 2021. https://www.nhs.uk/conditions/cardiovascular-disease/.
- American Heart Association. Women Have a Higher Risk of Stroke. Accessed date: April 30, 2021. https://www.stroke.org/en/about-stroke/stroke-risk-factors/women-have-a-higher-risk-of-stroke.
- John. A. Sawdon. Cardiac Health Foundation Of Canada. Did you know that 7 times as many women die from heart disease as cancer?. Accessed date: April 30, 2021. http://www.cardiachealth.ca/articles/didyouknow47.html.
- Young L, Cho L. Unique cardiovascular risk factors in women. Heart. 2019;105:1656-1660.
- Health and Stroke. Women and stroke. Accessed date: April 30 2021. https://www.heartandstroke.ca/stroke/what-is-stroke/types-of-stroke/women-and-stroke.
- Adreenne D. Fehr, et al. Am Fam Physician. 2012 Dec 15;86(12):online.
- Swartz RH, et al. Int J Stroke. 2017 Oct;12(7):687-697.
- WHO. Make every mother and child count, in The world health report 2005. Geneva, Switzerland: World Health Organization; 2005.
- Osungbade KO, et al. J Pregnancy. 2011;2011:481095.
- Aliya Jiwani, et al. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. 2012;25(6):600-610.
- Tobias DK, et al. JAMA Intern Med. 2017;177:1735-42.
- Lisabeth L, Bushnell C. Lancet Neurol. 2012;11(1):82-91.
- Stampfer MJ, et al. N Engl J Med. 1988;319:1313-7.
- CDC. Preventing Stroke Deaths. Accessed date: April 30, 2021. https://www.cdc.gov/vitalsigns/stroke/index.html.
- CDC. Women and Stroke. Accessed date: April 30, 2021. https://www.cdc.gov/stroke/women.htm.
- CDC. Women and Heart Disease. Accessed date: April 30, 2021. https://www.cdc.gov/heartdisease/women.htm.
- Hội Tim Mạch học Quốc gia Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA 2018. Truy cập: 30/4/2021. http://vnha.org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2018.pdf.
- Bộ Y Tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. Truy cập: 30/4/2021. http://kcb.vn/wp-content/uploads/2017/08/HD-chan-doan-dieu-tri-DTD-2017.07.19-Approved.pdf.
- Sandeep Vijan, et al. Screening for lipid disorders in adults. Uptodate database. Accessed date: April 30, 2021. https://www.uptodate.com/contents/screening-for-lipid-disorders-in-adult.
- NICE (2019). Hypertension in pregnancy: diagnosis and management NICE guideline. Accessed date: April 30, 2021. https://www.nice.org.uk/guidance/ng133/resources/hypertension-in-pregnancy-diagnosis-and-management-pdf-66141717671365.
- Bộ Y Tế - Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (2018). Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Truy cập: 30/4/2021. http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/HDQD%20VE%20DAI%20THAO%20DUONG%20THAI%20KY.pdf.